Tượng Chúa Ki-tô hay Tượng Đức Chúa dang tay là một bức tượng Chúa Giê-su đứng trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu. Tượng Chúa được xây dựng từ năm 1972 nhưng công trình bị bỏ dở. Do yêu cầu của đồng bào giáo dân ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định cho phép xây dựng tiếp công trình tượng chúa trên Núi Nhỏ. Sau hai năm xây dựng ngày 2 tháng 2 năm 1994 công trình đã được hoàn tất.
Tượng Chúa Ki tô tọa lạc tại cực Nam núi Nhỏ, trên độ cao 170m so với mực nước biển. Từ xa du khách đã có thể thấy bức tượng trắng xóa trên nền trời xanh. Tượng Chúa Ki tô do Giáo hội Thiên Chúa giáo xây dựng. Sau một thời gian tạm ngừng, năm 1993, những công trình phụ như bậc tam cấp, các được nét được hoàn thiện. Tượng Chúa Ki tô quay mặt về hướng Nam, nhìn ra biển, nét mặt bao dung, nhân từ.
Bức tượng cao 32 m, sải tay dài 18,3 m đứng trên độ cao 170 m nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng, hai bàn tay tượng dài 2,2m, ngón giữa dài 1m, xung quanh đầu tượng có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí, vừa là thu lôi. Bức tượng có thể xem như một phiên bản tương tự tại thành phố Rio de Janeiro của Brasil.
Ánh sáng chiếu vào lòng tượng qua hệ thống cửa sổ chữ "Thọ" mang phong cách Á Đông. Hai tay áo như hai ban công an toàn để du khách có thể đón gió và ngắm nhìn toàn cảnh Vũng Tàu từ độ cao hơn 200m.
Tượng Chúa Ki tô được xây dựng trên bệ bê tông có 4 góc hình cánh cung, cao 10m, dài 12m. Phía trước bệ trang trí bức phù điêu phỏng theo tác phẩm "Bữa tiệc li biệt" của danh họa Léonard de Vinci, phía sau là bức tranh phỏng theo tác phẩm "Đức Chúa trao chìa khóa cho Phêrô". Mặc dù làm bằng bê tông, bên ngoài tô đá rửa, nhưng những đường nét nghệ thuật, cách thể hiện hết sức mềm mại và sinh động. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và nghệ thuật cổ điển tôn giáo với bản sắc văn hóa dân tộc đã tạo cho Tượng Chúa Ki tô núi Nhỏ Vũng Tàu thực sự là một tác phẩm nghệ thuật tôn giáo tầm cở của khu vực. Giới kiến trúc trong nước cho rằng đây là bức Tượng Chúa Ki tô cao nhất thế giới, hơn cả bức Tượng Chúa Ki tô ở Rio de Janeiro (Brazin) vốn do hai Giáo hội của hai quốc gia Brazin và Argentina hợp tác xây dựng (cao 26m, sải tay dài 10m), trên một ngọn núi có ảnh quan tựa núi Nhỏ Vũng Tàu.
So với tượng Chúa dang tay của Brasil, thì tượng này ở Vũng Tàu cao hơn 2 m. Tuy nhiên, tượng Chúa ở Brasil đứng trên núi cao hơn 700 m, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 100 m của núi Nhỏ; ngoài ra, bệ tượng ở Brasil cao tới 7 m, trong khi bệ tượng ở Vũng Tàu cao khoảng 4 m.
Sau khi cuốn Tự vị Annam-latinh (tức là cuốn sách đầu tiên có ghi địa danh Vũng Tàu) của Bá Đa Lộc xuất bản được hai năm, năm 1775, nhà hàng hải Manneviclette cho ấn hành sách địa lý á Đông Neptune Oriental. Theo sách này thì Vũng Tàu được các nhà hàng hải người Bồ Đào Nha gọi là "Cinco Chagas". Cần lưu ý rằng; trong quá trình chinh phục thế giới, người Bồ Đào Nha hay dùng cụm từ Cinco Chagas để đặt tên cho tàu bè vượt biển hoặc tên núi đồi.
Oporeto CIN CHAGAS VERDAREIRAS có nghĩa là “năm dấu thánh của Đức Giêsu” hay "năm vết thương của chúa cứu thế" (4 dấu vết thương bị đóng đinh chân tay vào thập giá và 1 dấu bị giáo đâm bên sườn có trái tim).
Chính người Bồ đã dùng cụm từ này để đặt tên cho Vũng Tàu một vùng đất có thể nhìn thấy từ khơi xa qua 5 ngọn núi ở Vũng Tàu và Bà Rịa (Sở dĩ gọi như vậy bởi vì Vũng Tàu, nhìn từ ngoài khơi vào, người đi biển thấy có năm ngọn núi, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Đó là năm ngọn núi có tên là Kỳ Vân, Núi Dinh, Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ.
Đọc thêm bài chi tiết về Tượng Chúa Giesu ở Vũng Tàu http://vip.diendanvungtau.com/2015/01/tuong-chua-giesu-o-vung-tau.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng.