Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010
3:38 CH 0

Hấp dẫn Kỳ Vân - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Với lợi thế về vị trí giữa rừng và biển ở Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Khu du lịch Kỳ Vân có nhiều điểm hấp dẫn du khách. Ba tháng cuối năm 1997 và cả năm 1998, doanh thu của Khu du lịch Kỳ Vân chỉ đạt 364 nghìn USD, vậy mà chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, con số này đã lên đến 250 nghìn USD.
Mảnh đất Bà Rịa - Vũng Tàu vốn mang trong lòng nhiều huyền thoại, trong đó có huyền thoại về những khu rừng anh đào và ngọn đồi phát ra âm thanh bên bờ biển xanh Long Hải. Chuyện kể rằng trong bốn vùng đất thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mà vua Bảo Ðại đã từng chọn làm nơi nghỉ dưỡng, Long Hải là khu vực được ông thích nhất vì những âm thanh lạ thường phát ra khi đêm về trên vùng rừng hoang vu nhiều voi lắm cọp. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì đó là sự cộng hưởng nhiều loại sóng từ trường tại một vùng địa lý đặc biệt gần Ðèo Nước Ngọt, dưới chân mũi Kỳ Vân - Long Hải. Ngày nay âm thanh kỳ lạ ấy không những không mất đi mà còn có phần tăng thêm trong những ngày trời quang mây tạnh...
Khu du lịch Kỳ Vân nằm gọn trong 13 ha rừng và đất rừng, kề trục lộ 44 thị trấn Long Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km đường chim bay. Năm 1997, Công ty Du lịch Long Hải được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép liên doanh với Công ty TNHH Hoàng Cung - TP Hồ Chí Minh cải tạo khu căn cứ mà một thời vua Bảo Ðại làm nơi nghỉ dưỡng thành khu du lịch sinh thái với tên gọi Kỳ Vân. Ba tháng cuối năm 1997 và năm 1998, mặc dù vừa xây dựng vừa kinh doanh nhưng khu du lịch này vẫn thu hút được khách và mang lại nhiều lợi nhuận. Cuối năm 1998, khu du lịch này chuyển thành Công ty cổ phần với sự liên doanh tay ba: Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH Hoàng Dung, bà Anoa Dussol Perran (Việt kiều Pháp) và được gắn thêm tên giao dịch quốc tế "Anoasis Beach Resort". Bà Anoa Dussol Perran sang định cư bên Pháp từ năm lên 4 tuổi, năm 1992 bà về nước, bỏ vốn liên doanh với Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO và cho ra đời một phi đội trực thăng bốn chiếc phục vụ khách du lịch từ Pháp đến Việt Nam. Theo chỉ đạo của Anoa, tuyến đường hàng không dài 1.400 km đi qua nhiều nước được chia ra 42 điểm dừng chân để đón trả khách và tiếp thêm nhiên liệu, lương thực thực phẩm. Nhưng rồi do nhiều nguyên nhân khách quan, lượng khách du lịch đến với phi đội trực thăng này giảm dần. Sau ba năm liên doanh đã giải thể. Nhưng Anoa không nản, bà tiếp tục bỏ vốn đầu tư sang lĩnh vực du lịch. Cùng với Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH Hoàng Dung, Anoa đã bỏ 50 tỷ đồng đầu tư cho Khu du lịch Kỳ Vân... và đã thành công. Thắng lợi này đã mở ra luồng sinh khí mới cho việc xã hội hóa hoạt động du lịch và triển vọng về du lịch sinh thái ở Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn mới.
Nếu như ba tháng cuối năm 1997 và cả năm 1998, tổng doanh thu của Khu du lịch Kỳ Vân đạt 364.000 USD thì đến năm 2000 tổng doanh thu của Khu du lịch Kỳ Vân đã lên đến 500.000 USD. Trong 5 tháng đầu năm 2001 doanh thu của khu du lịch này cũng đã đạt 250.000 USD. Giám đốc Khu du lịch Hoàng Thị Phương Dung quả quyết: "Chúng tôi biết rõ lợi thế địa lý của khu du lịch nhưng không vì thế mà ỷ lại "


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng.