Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010
3:59 CH 1

Lễ hội Dinh Cô

Cũng như "Chúa Hòn" ở Kiên Giang, "Núi Sam" ở An Giang, tên gọi "Dinh Cô" ở Long Hải đã trở nên quen thuộc với khách thập phương.

Là ngôi miếu nhỏ thờ một trinh nữ chết nước, nằm trên mỏm đồi lộng gió ở bãi tắm Long Hải. Dinh Cô được dựng lên bằng lòng tin, sự tín ngưỡng vốn có lâu đời trong nhân dân. Tương truyền, 186 năm trước, xác một người con gái khoảng 16 tuổi dạt vào bãi, tên cô là Lê Thị Hồng Thuỷ, quê ở Phan Rang, theo cha Lê Văn Khương dong ghe bầu xuôi ngược Trung - Nam để đánh bắt cá và trao đổi hàng đan lát bằng tre. Mỗi lần ghe bầu qua vùng biển Long Hải, Cô nhìn cảnh sơn thuỷ hữu tình, thường ao ước được ở lại đây chung sống. Một đêm bão tố, trời chiều lòng Cô, đưa Cô theo sóng biển dạt vào, nằm lại trên bãi cát trắng xoá, nơi mà Cô từng mong ước. Cát đùn lên che chở, sóng vỗ muôn nghìn lời ru cho Cô yên giấc. Dân làng xem Cô là nữ thần thiêng liêng nên lập mộ trên đồi, dựng miếu thờ bên cạnh. Đầu tiên chỉ là một nấm mộ đất, miếu tre lá. Miếu và mộ thay đổi dần theo sự linh ứng ngày càng lan rộng. Một lần (vào khoảng năm 1966), miếu phát hoả, được trùng tu thành ngôi đền khang trang hơn. Đầu năm 1990, Dinh Cô lại được trùng tu bằng kinh phí quyên góp của khách thập phương, trở thành một dinh thự kiên cố như hiện nay.
Từ khi có Dinh Cô để hương khói, ngư dân Long Hải có thêm sức mạnh tinh thần trong lồng ngực để đương đầu với vất vả, gian nan. Thành tích của mình, dân làng thường gán cho Cô, dệt thành nhiều huyền thoại thi vị, chú yếu là chuyện Cô ứng linh ứng giúp người hiền vượt khó khăn. Sự tôn kính dành cho Cô đã trở thành tập quán của người Long Hải, trong đó ẩn chứa khát vọng và niềm tin về cuộc sống thanh bình, thịnh vượng.


Hàng năm, lễ hội thường mở trong 3 ngày (10 - 11 - 12 tháng 2 âm lịch), suốt cả ngày cả đêm. Hàng chục vạn khách thập phương từ miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Thuận... lũ lượt kéo về Long Hải dự "Giỗ Cô", chen chúc nhau trong rừng dương, trên bãi cát, ở những hành lang, khoảng trống để nghỉ qua đêm, dự trọn 3 ngày hội. Có người phải đến trước mấy ngày mới mong kiếm được chỗ trọ. Có gia đình mang theo cả con cái cả đồ dùng nội trợ để ăn nghỉ tại chỗ. Đêm buông màn, rừng dương lao xao, sóng biển rì rào, lấp loáng trăng, lồng lộng gió... cảnh hữu tình khiến người ta quên vất vả mà vui với cuộc hành hương mang tính chất dã ngoại.
Từ rạng sáng ngày 10 tháng 02 âm lịch, người ta đã bắt đầu viếng Cô. Mỗi người thường cầm trong tay một nhành huệ trắng tượng trưng cho sự thanh khiết. Giới trẻ ham vui, các cụ già sùng tín đều chen nhau vượt 187 bậc đờ để dâng hương xin lộc nơi chính điện. Đêm 10 và 11 là đêm hội hoa đăng. ánh đèn sáng rực hoà cùng ánh trăng. Hàng vạn ghe thuyền quay mũi về Dinh chầu Cô, tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng thâu đêm.

Lễ chính được tổ chức từ rạng sáng ngày 12. Từ chính điện, đoàn người chỉnh tề cờ quạt ra bãi, lên thuyền, ra khơi làm lễ "Nghinh Cô". Lễ "Nghinh Cô" được cử hành long trọng. Vị Chánh bái dẫn đầu, đoàn học trò lễ tiếp bước, có cờ xí, lọng che, hoa đăng rực rỡ. Một chiếc ghe to đặt bày hướng án được xem là ghe dành "Nghinh Cô". Ghe được hộ tống bởi vài chục chiếc ghe khác. Đoàn ghe nối nhau ra khơi trong tiếng chiêng trống vang trời. Đến Mũi Nhỏ, nơi có ngôi mộ Cô, đoàn người xuống ghe lên viếng mộ, nghênh đón Cô về Dinh. Đặc biệt, trong lễ "Nghinh Cô", còn duy trì được hình thức diễn xướng "Hát bả trạo". Theo TS Tôn Thất Bình, "Hát bả trạo" có nghĩa là hát có nắm mái chèo, một thể loại dân ca nghi lễ phổ biến của cư dân vùng biển từ Bình Trị Thiên (cũ) đến Bình Thuận. Ngư dân thường tổ chức hát bả trạo trong nghi lễ đưa ma Cá Ông. ở Long Hải, hát bả trạo lại gắn với lễ "Nghinh Cô". Hình thức diễn xướng không khác hát bả trạo của cư dân vùng biển Nam Trung bộ, cũng có tổng khoang (hoặc tổng thương), tổng mũi, tổng lái và đám bạn chèo từ 12 đến 16 người. Các bạn chèo và các tổng đề trong trang phục cổ truyền, vừa hát vừa diễn (xướng - xô) mô phỏng thao tác của người đi biển vượt ngàn trùng sóng gió. Chỉ khác ở nội dung bài hát ngưỡng vọng Cô (thay vì ca ngợi, thương tiếc Cá Ông) và lời nguyện cầu cho trời lên biển lặng, tôm cá đầy khoang. Làn điệu và bài hát cho thấy hát bả trạo Nghinh Cô ở Long Hải phóng khoáng và trữ tình hơn lối hát "nặng nỗi âu lo" của vùng biển Nam Trung bộ. Câu lối của một tổng mũi ở Quảng Nam

Thú vị nhất của khách hữu tình không phải ở nội điện, mà là toàn cảnh bãi Long Hải trong những ngày hội rộn ràng, đứng ở hành lang của chính điện, có cảm giác như đang ở vùng giao thoa giữa biển và trời, giữa đời thực và hư, giữa sóng biển dập dềnh như đang dệt lụa và Dinh Cô trong thế "phục long" đang muốn bay lên. Bởi vậy, đến Dinh Cô trong ngày hội không chỉ có người sùng tín mà còn có những văn sĩ, thi nhân và các đôi trai gái đi tìm rung cảm cho con tim.
3:57 CH 0

LỄ NGHINH ÔNG (Lễ thờ cá voi)

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu là một trong những lễ hội được Bộ văn hoá Thông tin và Tổng cục Du lịch chọn trong 15 lễ hội lớn của cả nước năm 2000.

Lễ hội Nghinh Ông và tục thờ cá Ông (cá voi) bắt nguồn từ dạng tín ngưỡng vật tổ cư dân vùng ven biển nước ta, phổ biến rộng rãi từ vùng biển Thanh Hoá đến tận Kiên Giang.

Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, bà con cư dân ở các làng cá đều tổ chức Lễ hội Nghinh Ông: Xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc), xã Phước Hải, Phước Tỉnh, Long Hải (huyện Long Ðất), Ðình Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam (TP.Vũng Tàu)... trong đó tiêu biểu nhất là Lễ hội Lăng Ông - đình Thắng Tam.

Theo truyền thuyết, tục thờ cá Ông được xuất phát từ tín ngưỡng của dân tộc Chăm: "Vị thần tên là Cha-aih-va, vì quá nôn nóng trở về xứ sở sau thời gian khổ luyện phép thuật, đã cãi lại thầy của mình và tự ý biến thành cá Voi.

Từ đó, mỗi khi có thuyền lâm nạn vị thần đều nâng đỡ và đưa người lâm nạn vào bờ". Truyền thuyết dân gian của dân tộc Kinh thì cho rằng: "Cá Voi do Phật Quan Âm Bồ Tát xé chiếc áo cà sa thành muôn mảnh thả trên mặt biển để cứu vớt chúng sinh đi biển bị lâm nạn".

Trong lịch sử triều Nguyễn có ghi lại: Khi Chúa Nguyễn Ánh bôn tẩu ngoài đảo Phú Quốc (Kiên Giang) bị bão lớn, thuyền sắp đắm, ông đã cầu nguyện và được cứu thoát nạn. Sau khi phục quốc lên ngôi, vua Gia Long (tức Chúa Nguyễn Ánh) phong cho cá Voi là "Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng Ðẳng Thần".

Những người dân vùng ven biển tôn vinh cá Ông (cá Voi) thành một vị thần rất đỗi thiêng liêng, là chỗ dựa tinh thần mỗi khi gặp sóng to gió lớn, thuyền bị đắm, con người bị hiểm nguy đe doạ.

Lễ hội Nghinh Ông đình Thắng Tam được tổ chức vào ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Trong Lăng Ông còn lưu giữ nhiều bộ xương cá Ông, bộ xương sớm nhất được đưa vào năm 1868, khi cá Ông dạt tới bãi biển Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu. Bộ xương này nặng khoảng 4 tấn và có chiều dài khoảng 30 mét. Hiện nay, Lăng Ông còn giữ được hai sắc thần được phong vào năm 1846 và 1850 dưới triều Tự Ðức.

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức với sự tham dự của nhân dân trong vùng. Lễ hội bắt đầu từ sáng sớm với một đoàn người gồm các vị kỳ lão, kỳ hương... lên một chiếc ghe lớn (có trang trí hoa, cờ, bàn thờ và bài vị thuỷ tướng, có đoàn nhạc ngũ âm, chiêng, trống và đội múa lân rộn ràng) đi đến địa điểm đã định rồi dâng hương, rượu.
Sau đó, đoàn thuyền về bến rước Ông đến lăng, tiếp đến là các lễ cúng Tiền Hiền, Hậu Hiền, đọc văn tế, sắc phong, học trò dâng trà, hoa, rượu...

Ðến với lễ hội, du khách còn được thưởng thức các tiết mục: Võ thuật, múa lân, hát Bội... cùng với nhịp điệu hoà âm của chiêng, trống trong khói hương nghi ngút.
Lễ hội Nghinh Ông là dịp cho ngư dân cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc trường tồn. Lễ hội Nghinh Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
3:56 CH 0

Những món ngon ở Vũng Tàu

Sau đây mình xin liệt kê ra 10 chỗ đễ các bạn tham khảo về các món hơi ngon ngon ở vt nhé :

1-Bánh canh Long Hương

Trên đường từ SG xuống VT,vào tới địa phận Bà Rịa.Để ý bên tay trái,bạn sẽ gặp quán Bánh canh Long Hương ngay bên cạnh cổng chào Thị Xã Bà Rịa.Bánh canh ở đây nổi tiếng lâu năm rồi và ăn ngon.
Giá: 20k/1 tô

TP Vũng Tàu,đầu tiên phải nhắc đến khu phố ăn đêm nổi tiếng

2-Phố ăn đêm Đồ Chiểu:
-Khuyên dùng: Cháo bồ câu,là 1 trong những món đặc sản hiện nay của VT (Từ Lý Thường Kiệt đi vào Đồ Chiều thì quán này nằm gần cuối đường bên tay phải),Mì xào hải sản Pasteur,Bún bò Huế Hải Hoàng,bánh mì Không tên,súp cua (cạnh CD Thành),Gà chiên nước mắm Hai Lang,tiệm bánh tiêu 18 Đồ Chiểu (quán này bánh tiêu rất ngon nên khách đông,có thể bạn sẽ phải xếp hàng chờ mua áh.hihi)
Lời khuyên dành cho các bạn: Ăn cháo bồ câu ở khu này đừng kêu ngta chặt sẵn ^^

3-Quán cây Bồ Đề (bên hông trường cấp 2 Vũng Tàu) trên đường Lý Thường Kiệt:
Đây là quán dành cho teen,chủ yếu là bán nước dừa.Nhưng bên cạnh quán còn có rất nhìu món:bánh khọt,bánh bèo,bánh nậm,gỏi bò,chè chuối,chuối nướng,gỏi cuốn,bì cuốn,bò bía,nước dừa...
-Khuyên dùng: Bạn nên ăn gỏi cuốn ở quán ngay cạnh quán nước dừa là ngon nhất (tương ở đây rất ngon)

4-Bánh khọt Gốc vú sữa :14 Nguyễn Trường Tộ,P2 (bạn đừng nhầm với quán cây hoa sữa hay cây vú sữa nha)^^
Ngay ngã 4 Hoàng Hoa Thám và Nguyễn Trường Tộ có nhiều quán bánh khọt:Cây hoa sữa,Gốc vú sữa,Cây sung,16A v.v...Nhưng ngon nhất vẫn là quán Gốc vú sữa ^^
Giá:20k/1 dĩa
Quán này tuy ko lớn như quán Cây Hoa Sữa gần đó và nhìu quán khác nhưng chất lượng bánh quán này ăn ngon nhất.
Lời khuyên cho các bạn: Quán lúc nào cũng đông nên phục vụ hơi lâu.Nếu bạn ko có lòng kiên nhẫn thưởng thức cho bằng được thì đừng vào,sẽ khó chịu vì có thể bạn sẽ phải chờ 30' mới được ăn ^^

5-Bánh bèo Tuyết Mai: 9 Phan Chu Trinh,P2
không gian quán ở đây được thiết kế theo kiểu sân vườn, thoáng mát, du khách sẽ cảm thấy thoải mái.Quán này cũng có món bánh hỏi chả giò,thịt nướng khá ngon

6-Khu ăn uống bà Huyện Thanh Quan
Khu này chỉ bán từ khoảng 2g-3g chiều
Giá cả lại rất Teen. Chỉ với 20-30 k/1 người bảo đảm bạn sẽ no không đi nổi luôn. Đây cũng là khu ăn uống mà Teen Vũng Tàu rất kết,có thể nói là đa số Teen VT đều biết với đủ các loại đồ ăn như phá lấu,canh bún,bún riêu,bánh khọt,bánh xèo,sương sa,đậu hũ,cháo lòng…v.v...

7-Quán Vườn Xoài:34/8 Hoàng Hoa Thám, P2
Khuyên dùng:Gỏi cá mai.Đây là món đặc biệt của quán.nước chấm được làm rất ngon và lạ miệng
Quán phải đi vô hẻm trên đường Hoàng Hoa Thám, đầu hẻm đối diện với quán Hồng Vân, cạnh hẻm là quán Lẫu đầu cá Bảy Giai.

8-Lẩu cá Bảy Giai
36,Hoàng Hoa Thám,gần bánh khọt Cây Hoa Sữa,kế bên quán Vườn Xoài.
Khuyên dùng:lẩu đầu cá mó, cá khoaí, cá gộc,gỏi da cá,mắt cá hấp hành tiêu (chuẩn bị tinh thần vì có thể bạn sẽ hết hồn khi thấy 1 con mắt cá to bằng...cái chén.hehe)

9-Quán Vườn Bàng:Nguyễn Thái Học or Nguyễn Văn Trỗi

2 quán này nổi tiếng với các món nướng theo kiểu Nga.Tuy nhiên giá cả hơi cao so với Teen ^^
Khuyên dùng:Các món nướng
Giá: thịt nướng 30k/1 xâu

10-Cá viên chiên
Ngay bên cạnh cafe Cát Biển (38 Quang Trung,ngay bãi trước)
Cá viên,tôm viên,bò viên ở đây rất ngon ^^

11-Lẩu cá đuổi:40 Trương Công Định
Khuyên dùng:Lẩu cá đuối & cá đuối chiên giòn.Bảo đảm bạn ăn xong ghiền luôn,lần sau ghé VT sẽ muốn ăn nữa ^^.Một cái lẩu mà 5 người ăn no lắc lư lun áh ^^
Giá:Lẩu :50-60k/1 lẩu, cá đuối chiên:50k/1 dĩa


12-Quán Mì thảy ở đường Ba Cu
Trong cái list này,có duy nhất quán này chưa ăn thử,nhưng nghe nhìu bạn bè ở VT và cả bạn ở SG xuống quảng cáo về nó.Mai mốt phải đi ăn thử mới được.hì hì ^^
3:53 CH 0

Những điểm vui chơi giải trí tại Vũng Tàu

Cáp Treo Vũng Tàu

Được khánh thành từ ngày mùng 4 Tết, tuyến cáp treo Núi Lớn (TP Vũng Tàu) đã thu hút hàng chục ngàn người dân trong tỉnh và khách du lịch từ các nơi tới tham quan trong những ngày vừa qua.


Tuyến cáp treo Núi Lớn dài 500m (vốn đầu tư 250 tỷ đồng), công suất 2.000 lượt khách/giờ, đưa khách du lịch từ hòn Ngưu (bãi Trước) lên đỉnh núi Lớn (cao 220m). Trên đỉnh núi Lớn (rộng 8ha) có rừng cây và hồ nước. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh TP Vũng Tàu, tận hưởng


CAFE GHẾ BỐ

Vũng Tàu là thành phố biển, mà thành phố biển thì cái lợi trước hết là có không khí mát mẻ, trong lành hơn hẳn so với các đô thị khác, bởi vậy cho nên café ở thành phố này cũng đặc biệt không kém.


TÒA NHÀ MAJESTIC

Bốn đại sảnh với sức chứa từ 500 đến 1.000 người, Majestic Tower là địa chỉ sáng giá nhất hiện nay trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện tại thành phố Vũng Tàu. Thị trường tiềm năng Majestic Tower nhắm tới là công nghệ tiệc cưới, du lịch MICE: nghỉ mát kết hợp với hội nghị, hội thảo và giới thiệu sản phẩm…
Majestic Tower tọa lạc tại 356A-358 đường Trương Công Định, TP. Vũng Tàu. Ngay tại “vị trí vàng” của thành phố Vũng Tàu, cách bãi tắm du lịch Thùy Vân khoảng 10 phút đi bộ và danh thắng Bãi Trước hơn 1km, tại thời điểm này, Majestic Tower được xem là trung tâm hội nghị - giải trí quy mô lớn nhất thành phố Vũng Tàu với chiều cao 10 tầng, tổng diện tích sàn hơn 12.000m2, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và tiện nghi hiện đại. Nhân viên làm việc tại Majestic Tower đều đã trải qua đào tạo bài bản từ các trường nghiệp vụ du lịch, vững tay nghề và phục vụ tận tụy.


CAFE BLUE NOTE

Nằm đối diện với công viên Trần Hưng Đạo, Café BLUE NOTE thu hút khách bởi phong cách độc đáo khi kết hợp những đường nét thiết kế hiện đại trong một không gian trong lành với nhiều cây xanh và hoa cỏ.
Trong một khoảng không chừng 450m2, BLUE NOTE chia thành 3 khu vực chính, khu sân vườn khá thoáng với những thảm cỏ xanh mướt chạy quanh khu mặt tiền, những phiến đá nhấp nhô hay những “khung cửa” được gắn kết từ những hộp kính. Với chủ đạo hai màu trắng đen ấn tượng, BLUE NOTE hiện lên những nét trẻ trung, năng động như những mô hình café thời thượng để phù hợp với nhiều đối tượng khách.


CAFE Ô CẤP I VŨNG TÀU

Café Ô Cấp I tọa lạc trên đường Hạ Long, con đường ven biển tuyệt đẹp của thành phố. Được xây dựng khá độc đáo với vị trí ngay dưới chân núi, nơi đây từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách mỗi dịp xuống Vũng Tàu.
Có lợi thế gần biển, kết hợp thêm địa hình đồi dốc hiếm gặp, ngồi ở đây, bạn có thể cảm nhận được hết không khí mát mẻ dễ chịu đặc trưng của miền biển.


CÂU CÁ Ở VŨNG TÀU

Ở Vũng Tàu những năm trước đây việc đi câu mà về không có cá thì thật là hy hữu; nhưng kể từ khi một số công ty ở gần đây xả chất thải ra sông Thị Vải và vịnh Gành Rái cộng thêm với vụ tàu dầu của Petrolimex đụng nhau làm tràn dầu tùm lum thì "lốc" là từ cửa miệng của dân câu Vũng tàu. Nói không ngoa chút nào, ngày ấy chúng tôi với những trang thiết bị rất thô sơ, máy móc cổ lỗ sĩ, điều kiện để cập nhật thông tin không có mà mỗi lần đi câu thường đem về những con cá qua tuyển lựa, số không ưng ý thường cho những người dân nơi chúng tôi câu. Thôi thì cũng đành ôm chút hoài niệm viết vài dòng gởi tới các bạn, những người đã từng hoặc chưa từng một lần câu tại Vũng Tàu, để biết rằng ngày ấy đã từng có một Vũng Tàu rất nhiều cá và cũng rất nhiều bậc cao thủ trong nghề câu. Chính họ và đất Vũng Tàu đã dậy cho tôi những kinh nghiệm quý báu và niềm say mê tột độ với Biển, mặc dù tôi, một kẻ đã từng lăn lộn qua khắp các địa danh của Vũng Tàu mà vẫn chưa biết bơi !

CAFE CLASSIC

Cà phê Classic nằm ngay tại 24 Trương Công Định, P.3, TP. Vũng Tàu. Cà phê - Bar Classic thu hút được rất nhiều khách, nhất là giới trẻ trong thành phố và ngay cả du khách bởi khung cảnh đẹp cổ điển pha lẫn với phong cách hiện đại, rất riêng và rất ấn tượng, để lại dấu ấn không thể quên được khi thực khách đến đây dù chỉ một lần.

Khu vực sân vườn với những ô dù xinh xắn, hệ thống nước chảy róc rách, hoa lá xinh tươi được chăm chút cẩn thận, thực khách có thể ngồi tán chuyện thoải mái cùng bè bạn.
Khu vực bar được thiết kế sang trọng, phù hợp cho gặp gỡ, trao đổi công việc cùng đối tác. Quầy bar với các loại rượu ngoại nhập các loại: Martini, Canadian, Bordeaux,...


CAFE GARDEN

Từ trên vòm cửa của khu biệt thự nhìn xuống, sân vườn Garden như một bức tranh
Tôi bước đi trên những viên sỏi, dưới chiếc dù che nghiêng để nhìn khắp lượt nét cười của những người đang “quẳng gánh lo đi mà vui sống". Họ ngồi đó bên nhau giữa Garden, một khu cà phê vườn - biệt thự bên biển Bãi Trước, Vũng Tàu với niềm vui thư giãn cuối tuần.


ĐUA CHÓ Ở VŨNG TÀU

Đến Vũng Tàu vào dịp cuối tuần, ngoài tắm biển, nhiều du khách đã quá quen thuộc với những điểm vui chơi, giải trí, nhất vào buổi tối. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết, ở thành phố biển xinh đẹp này vẫn có một môn giải trí độc đáo và hấp dẫn là đua chó.
Môn đua chó giải trí do Công ty dịch vụ thể thao thi đấu giải trí (SES-VN) du nhập về Việt Nam, được chính thức cấp phép từ năm 2001 tại TP. Vũng Tàu, hiện là điểm duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á. Người có công đưa môn thể thao giải trí độc đáo này về Vũng Tàu là một Việt kiều Úc, ông Nguyễn Ngọc Mỹ. Theo ông Mỹ, giống chó đua có tên Greyhound,
3:49 CH 0

Tuyến cáp treo Núi Lớn (TP Vũng Tàu)

Tuyến cáp treo Núi Lớn dài 500m (vốn đầu tư 250 tỷ đồng), công suất 2.000 lượt khách/giờ, đưa khách du lịch từ hòn Ngưu (bãi Trước) lên đỉnh núi Lớn (cao 220m). Trên đỉnh núi Lớn (rộng 8ha) có rừng cây và hồ nước. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh TP Vũng Tàu, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ.


Được khởi công từ tháng 10-2003, cụm du lịch cáp treo Núi Lớn - Núi Nhỏ là một dự án trọng điểm của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư lên đến 1.400 tỷ đồng. Dự án gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1 là tPNO - Được khánh thành từ ngày mùng 4 Tết, tuyến cáp treo Núi Lớn (TP Vũng Tàu) đã thu hút hàng chục ngàn người dân trong tỉnh và khách du lịch từ các nơi tới tham quan trong những ngày vừa qua.



Tuyến cáp treo Núi Lớn dài 500m (vốn đầu tư 250 tỷ đồng), công suất 2.000 lượt khách/giờ, đưa khách du lịch từ hòn Ngưu (bãi Trước) lên đỉnh núi Lớn (cao 220m). Trên đỉnh núi Lớn (rộng 8ha) có rừng cây và hồ nước. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh TP Vũng Tàu, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ.

Tuyến cáp treo vừa khánh thành; giai đoạn 2 là hệ thống cáp treo từ đỉnh núi Lớn qua đỉnh núi Nhỏ ở độ cao 130m, dài 2.025m.
Theo nhiều người dân nhận xét, giá vé cáp treo (100.000đ/người lớn, 50.000đ/trẻ em) là không rẻ so với lộ trình 500m và so với các tuyến cáp ở một số tỉnh khác.
3:47 CH 0

Khám phá 10 điểm đến thú vị của Vũng Tàu

Hầu như người Sài Gòn ai cũng từng có dịp đi Vũng Tàu – một địa danh du lịch rất quen thuộc. Nhưng có một Vũng Tàu khác, với những điểm đến ít có trong tour của các công ty du lịch…

1. Ngắm Vũng Tàu từ tàu cánh ngầm


Vũng Tàu chỉ cách TP.HCM 110km với 2h30 phút xe tốc hành máy lạnh. Thế nhưng bạn hãy thử một lần lướt sóng cùng tàu cánh ngầm để có một cảm giác mới lạ hơn. Xuất phát từ bến Bạch Đằng, tàu chạy êm ru trên dòng sông êm đềm, len lỏi giữa những rừng cây xanh ngát. Chỉ sau 1h15phút cửa biển mênh mông hiện ra trước mắt. Từ khoang tàu, bạn thỏa thích ngắm nhìn thành phố Vũng Tàu, với Núi Lớn, Núi Nhỏ ẩn hiện xa xa. Giá vé tàu 160.000đ/người, mỗi ngày có 4 đến 6 chuyến đi về, khá tiện lợi .


2. Êm đềm bãi Chí Linh

Bãi Trước, Bãi Sau đông nghẹt người tắm biển là quang cảnh thường thấy ở Vũng Tàu. Nếu không muốn chen nhau thuê dù, ghế... với giá cắt cổ, tắm biển xong lại chen nhau tắm nước ngọt, mời bạn đến với bãi biển Chí Linh. Nằm ngay ngã tư đường 3/2 và Nguyễn Hữu Cảnh, chỉ cách khu trung tâm 3km, Chí Linh đã được quy hoạch thành làng du lịch khá đẹp. Bãi biển vắng vẻ thơ mộng, bạn tha hồ tắm biển và nằm thư giãn, phơi nắng cả ngày mà không bị hàng rong quấy rầy.

3. Chùa Quan Âm bãi Dâu

Niết Bàn Tịnh Xá, Linh Sơn Cổ Tự... là những ngôi chùa quen thuộc nằm trong các tour du lịch. Mời bạn đến thăm một ngôi chùa khác nằm trên đường Trần Phú - chùa Quan Âm Bồ Tát. Chùa tĩnh lặng nhìn xuống Bãi Dâu sóng vỗ rì rào. Nổi bật giữa khung cảnh chùa là tượng Phật Bà Quan Âm cao 16m đứng trên tòa sen trắng.


4. Tượng Đức mẹ bãi dâu


Tượng Chúa Kitô giang tay nằm trên núi Nhỏ là một thử thách cho các bạn trẻ khi phải vượt qua cả ngàn bậc thang để lên đến đỉnh. Nếu đã có tuổi hoặc thể lực không cho phép, bạn hãy lên thăm tượng Đức Mẹ bồng con trên đường Trần Phú, gần quán ăn Cây Bàng. Độ cao ở đây thấp hơn, nhưng cũng vừa đủ đẹp để ngắm nhìn biển và chụp ảnh. Tượng Đức Mẹ cao 27,5m nằm ở độ cao 60m cách mặt biển, dưới chân tượng, ở độ cao 25m, là Đền Thánh. Ngày xưa khu này là rừng rậm hoang vắng, đến đầu thế kỷ 20 giáo dân mới khai phá trồng dâu nuôi tằm. Tên gọi Bãi Dâu bắt nguồn từ đấy.


5. Chinh phục hải đăng Vũng Tàu


Hải đăng Vũng Tàu là ngọn đèn biển có hình tháp tròn đường kính 3m, cao 18m nằm trên đỉnh núi Nhỏ ở độ cao 170m so với mặt biển. Chinh phục Hải Đăng khá dễ dàng, chỉ cần 10 phút xe gắn máy là bạn đã ở trên đỉnh Núi Nhỏ lộng gió. Từ đây bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Vũng Tàu với 3 mặt là biển xanh ôm ấp. Lần theo đường cầu thang xoáy ốc lên đỉnh tháp , chạm tay vào bóng đèn biển khổng lồ chiếu xa 35 hải lý là một cảm giác thật khó tả.


6. Vượt biển thăm hòn Bà

Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ nằm trên biển, cách mũi Nghinh Phong 200m, giữa bốn bề nước biển. Tuy nhiên bạn vẫn có thể vượt biển ra thăm Hòn Bà mà không cần tàu thuyền gì cả. Hãy đợi buổi chiều, khi thủy triều xuống, con đường đá sỏi dẫn từ bờ cát ra đảo dần dần lộ ra. Lúc này bạn ung dung dạo bước trên biển, nước xâm xấp dưới chân mát lạnh. Trên đảo có miếu thờ Bà và một hầm bí mật, nơi hội họp của chiến sĩ cách mạng hồi xưa. Nhưng bạn hãy nhớ quay trở về đất liền trước khi trời tối, lúc thủy triều bắt đầu lên từ từ ngập hết con đường!


7. Câu cá với dân làng chài


Làng chài Bến Đá nằm cách thắng cảnh náo nhiệt Thích Ca Phật Đài chỉ vài trăm mét, nhưng khung cảnh khác hẳn. Để vào làng bạn sẽ đi qua những con đường cá khô thơm nắng vàng hiền hòa tĩnh lặng. Thời tiết đẹp, bạn có thể theo dân chài làm một buổi câu cá gần bờ hết sức thú vị. Chỉ sau nửa giờ rời bến tàu là đến điểm buông câu. Bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng cần câu, mắc mồi câu, thả câu và chờ đợi những chú cá mú, cá hồng, cá ngát... cắn câu. Cảm giác tự tay giật cần câu với chú cá gần cả ký lô nặng trĩu thật khó quên. Thành quả lao động lập tức được chế biến đơn giản ngay trên tàu thành bữa tiệc hải sản dã chiến. Cá hồng nướng muối ớt, cá mú nấu cháo, cá ngát thì nấu lẩu... Thêm vài ly đế trong mắt mèo, tâm hồn như chếnh choáng cùng sóng biển !



8. Nhà thờ Bến Đá

Đến thăm làng chài mà không ghé nhà thờ Bến Đá thì thật thiếu sót. Đây là nơi hội họp, sinh hoạt, tiệc tùng, cưới hỏi.. của dân làng chài. Nằm trong khuôn viên thoáng mát, nhà thờ có kiến trúc hết sức đặc sắc, với thiết kế như một con thuyền trắng khổng lồ đang giương buồm hướng ra biển.

9. Đài liệt sĩ Vũng Tàu

Nằm ở vòng xoay giao lộ 3/2 và Lê Hồng Phong - cũng có tên là vòng xoay Đài Liệt Sĩ - ngay Bãi Sau, điểm tham quan này bao gồm một Đài liệt sĩ nằm giữa vòng xoay và một đền thờ nằm trên đỉnh đồi bên cạnh. Đây là địa điểm vui chơi và hóng mát mỗi chiều của dân địa phương. Vào những buổi chiều rảnh rang, bạn hãy thuê một chiếc xe đạp dạo vòng vòng Đài Liệt Sĩ rồi lên đỉnh đồi ngồi trên bãi cỏ ngắm cảnh thành phố biển chiều tà rất thú vị. Có rất nhiều điểm cho thuê xe đạp đôi dọc Bãi Sau, giá thuê là 15.000đ/chiếc.

10. Ẩm thực Vũng Tàu

Bánh khọt là đặc sản danh tiếng Vũng Tàu. Nhưng ngoài bánh khọt, bánh bèo Tuyết Mai đường Phan Chu Trinh cũng là món quen. Quán nằm trong vườn cây rộng mát. Nước chấm ở đây thuộc hàng số dzách. Ngoài bánh bèo ra bạn còn có thể gọi nem nướng, gỏi cuốn…

Nếu thích ăn hải sản, đừng nghĩ Vũng Tàu chỉ có quán Cây Bàng. Đến thăm làng chài Bến Đá trên đường Trần Phú, bạn hãy ghé qua chợ hải sản. Nơi đây có một loạt vựa như: Thành Phát, Hồng… bán hải sản tươi ngon vừa được đánh bắt mà giá cả rất mềm. Vũng Tàu còn có quán lẩu cá đuối 40 Trương Công Định ngon quên trời đất, ngồi lề đường, ngắm thành phố, ăn miếng cá ngon ngọt, bạn cảm thấy mình không khác gì dân nhậu Vũng Tàu chính hiệu con nai vàng.

Còn nếu đã quá quen với đồ biển và muốn đổi món? Đến Bảy Chuyển II ăn thịt rừng hay Vườn Bàng đường Nguyễn Thái Học ăn thịt nướng xiên cũng là ý hay. Gia vị ướp thịt nướng đúng kiểu Nga ở Vườn Bàng đã làm nên tên tuổi của quán. Khách tây, các chuyên gia Nga mỗi chiều đến đây đông kín, ai cũng thích thú hít hà khói tỏa lên từ các xiên thịt nướng!

Phố ăn đêm đường Đồ Chiểu cũng là nét đặc trưng của Vũng Tàu. Sau một ngày tắm biển, tham quan, leo núi…, hãy làm một tô cháo bồ câu nóng hổi, lặng lẽ nhìn thành phố về khuya, để thấy, vùng đất này tuy thân thương, quen thuộc mà vẫn còn nhiều điều mới lạ cần khám phá…
3:44 CH 0

Tượng Chúa Kitô Vua núi Tao Phùng

Tượng Chúa Ki-tô hay Tượng Đức Chúa dang tay là một bức tượng Chúa Giê-su đứng trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu. Tượng Chúa được xây dựng từ năm 1972 nhưng công trình bị bỏ dở. Do yêu cầu của đồng bào giáo dân ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định cho phép xây dựng tiếp công trình tượng chúa trên Núi Nhỏ. Sau hai năm xây dựng ngày 2 tháng 2 năm 1994 công trình đã được hoàn tất.



Tượng Chúa Ki tô tọa lạc tại cực Nam núi Nhỏ, trên độ cao 170m so với mực nước biển. Từ xa du khách đã có thể thấy bức tượng trắng xóa trên nền trời xanh. Tượng Chúa Ki tô do Giáo hội Thiên Chúa giáo xây dựng. Sau một thời gian tạm ngừng, năm 1993, những công trình phụ như bậc tam cấp, các được nét được hoàn thiện. Tượng Chúa Ki tô quay mặt về hướng Nam, nhìn ra biển, nét mặt bao dung, nhân từ.


Tượng Chúa Ki tô quay mặt về hướng Nam, nhìn ra biển, nét mặt bao dung, nhân từ

Bức tượng cao 32 m, sải tay dài 18,3 m đứng trên độ cao 170 m nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng, hai bàn tay tượng dài 2,2m, ngón giữa dài 1m, xung quanh đầu tượng có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí, vừa là thu lôi. Bức tượng có thể xem như một phiên bản tương tự tại thành phố Rio de Janeiro của Brasil.

Ánh sáng chiếu vào lòng tượng qua hệ thống cửa sổ chữ "Thọ" mang phong cách Á Đông. Hai tay áo như hai ban công an toàn để du khách có thể đón gió và ngắm nhìn toàn cảnh Vũng Tàu từ độ cao hơn 200m.


Toàn cảnh phía bãi Sau của Vũng Tàu, nhìn từ cánh tay tượng Chúa

Tượng Chúa Ki tô được xây dựng trên bệ bê tông có 4 góc hình cánh cung, cao 10m, dài 12m. Phía trước bệ trang trí bức phù điêu phỏng theo tác phẩm "Bữa tiệc li biệt" của danh họa Léonard de Vinci, phía sau là bức tranh phỏng theo tác phẩm "Đức Chúa trao chìa khóa cho Phêrô". Mặc dù làm bằng bê tông, bên ngoài tô đá rửa, nhưng những đường nét nghệ thuật, cách thể hiện hết sức mềm mại và sinh động. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và nghệ thuật cổ điển tôn giáo với bản sắc văn hóa dân tộc đã tạo cho Tượng Chúa Ki tô núi Nhỏ Vũng Tàu thực sự là một tác phẩm nghệ thuật tôn giáo tầm cở của khu vực. Giới kiến trúc trong nước cho rằng đây là bức Tượng Chúa Ki tô cao nhất thế giới, hơn cả bức Tượng Chúa Ki tô ở Rio de Janeiro (Brazin) vốn do hai Giáo hội của hai quốc gia Brazin và Argentina hợp tác xây dựng (cao 26m, sải tay dài 10m), trên một ngọn núi có ảnh quan tựa núi Nhỏ Vũng Tàu.
So với tượng Chúa dang tay của Brasil, thì tượng này ở Vũng Tàu cao hơn 2 m. Tuy nhiên, tượng Chúa ở Brasil đứng trên núi cao hơn 700 m, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 100 m của núi Nhỏ; ngoài ra, bệ tượng ở Brasil cao tới 7 m, trong khi bệ tượng ở Vũng Tàu cao khoảng 4 m.

Sau khi cuốn Tự vị Annam-latinh (tức là cuốn sách đầu tiên có ghi địa danh Vũng Tàu) của Bá Đa Lộc xuất bản được hai năm, năm 1775, nhà hàng hải Manneviclette cho ấn hành sách địa lý á Đông Neptune Oriental. Theo sách này thì Vũng Tàu được các nhà hàng hải người Bồ Đào Nha gọi là "Cinco Chagas". Cần lưu ý rằng; trong quá trình chinh phục thế giới, người Bồ Đào Nha hay dùng cụm từ Cinco Chagas để đặt tên cho tàu bè vượt biển hoặc tên núi đồi.

Oporeto CIN CHAGAS VERDAREIRAS có nghĩa là “năm dấu thánh của Đức Giêsu” hay "năm vết thương của chúa cứu thế" (4 dấu vết thương bị đóng đinh chân tay vào thập giá và 1 dấu bị giáo đâm bên sườn có trái tim).


Chính người Bồ đã dùng cụm từ này để đặt tên cho Vũng Tàu một vùng đất có thể nhìn thấy từ khơi xa qua 5 ngọn núi ở Vũng Tàu và Bà Rịa (Sở dĩ gọi như vậy bởi vì Vũng Tàu, nhìn từ ngoài khơi vào, người đi biển thấy có năm ngọn núi, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Đó là năm ngọn núi có tên là Kỳ Vân, Núi Dinh, Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ.

Đọc thêm bài chi tiết về Tượng Chúa Giesu ở Vũng Tàu http://vip.diendanvungtau.com/2015/01/tuong-chua-giesu-o-vung-tau.html
3:42 CH 0

Du lịch leo núi Vũng Tàu hấp dẫn du khách

Ở Vũng Tàu có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, núi và biển nằm kề nhau ngay trong thành phố. Núi ở đây không đơn côi, buồn tẻ vì núi "có đôi" (có hai ngọn kề nhau mang tên núi Lớn, núi Nhỏ) và có "biển một bên… thành phố một bên"!

Leo núi ở Vũng Tàu có rất nhiều đường to, nhỏ, lên dốc, xuống đèo hoặc chui trong rừng cây rậm rạp, nhưng thông thường du khách lên núi bằng các tuyến đường chính rộng, thoáng mát, hữu tình. Đó là các tuyến đường lên ngọn Hải Đăng, đường bậc thang lên tượng Chúa Kitô ở núi Nhỏ và đường lên đài Radar trên đỉnh núi Lớn. Mỗi tuyến đường mang một dáng vẻ và chứa đựng những nét đẹp riêng. Đường Hải Đăng leo gần hết chiều dài núi Nhỏ, khoảng 2km, được làm và trải nhựa từ thời Pháp, nay đã được sửa chữa, nâng cấp nhưng vẫn còn mang dấu tích xưa. Trên tuyến đường này, một bên là núi và một bên là thành phố Vũng Tàu đẹp như tranh với những đường mới mở, những nhà biệt thự mới xây và những khách sạn cao tầng nhìn về Bãi Trước, Bãi Sau. Cũng theo tuyến đường này, khi lên cao, đường vòng sang bên kia sườn núi, người ta thấy biển rộng bao la, xanh biếc, sóng xô bờ cát trắng xóa. Lên tới đỉnh, du khách được thăm ngọn Hải Đăng cao 170m so với mặt biển có từ năm 1870, trải qua bao đời, vẫn thắp sáng ngày đêm hướng dẫn các tàu thuyền.
Đường lên tượng Chúa Kitô lại khác, cũng lên núi Nhỏ nhưng lại ở khu vực mũi Nghinh Phong - điểm nhô ra biển vùng cực Nam của Vũng Tàu. Đây là con đường bậc thang mới mở do giáo dân góp sức xây dựng thay cho lối mòn dốc đứng, có 801 bậc lên tới đỉnh núi Nhỏ, chiêm ngưỡng bức tượng Chúa Kitô cao ngất (32m). Mọi người có thể leo cầu thang trong lòng Tượng Chúa và chui ra cánh tay của Tượng, đứng nhìn được cả thành phố Vũng Tàu từ hướng Nam. Cách tượng Chúa không xa là trận địa pháo cổ, một di tích lịch sử đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng, do Pháp xây dựng từ năm 1885 với những khẩu pháo cổ thuộc loại lớn nhất Đông Dương. Đường lên đài Radar ở ngọn núi Lớn dài 5km, dốc hơn và khó đi hơn. Con đường mềm như dải lụa uốn lượn quanh núi, giúp ta nhìn thành phố Vũng Tàu từ hướng Tây. Du khách thích thú nhất là được du ngoạn trong rừng thông, được cắm trại dã ngoại, đêm đốt lửa trại vui chơi ca hát.

Trong những năm gần đây, đối với người dân ở đây, leo núi đã trở thành thú vui không thể thiếu. Không những thế, môn thể thao này ở Vũng Tàu cũng đã thu hút khách từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Mới đây, Công ty Cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu đã khởi công xây dựng cáp treo nối từ núi Lớn sang núi Nhỏ. Dự kiến quý II/2004 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 hệ thống cáp treo này. Lúc đó, du khách sẽ dễ dàng "bay" từ núi Lớn qua Bãi Trước sang núi Nhỏ. Những ngày gần đây, tại các điểm có đường leo núi, Vũng Tàu đã tổ chức đón SEA Games 22 bằng việc tổ chức lại những nơi giữ xe, những quán ăn "ngắm biển". Trên các điểm dừng ở lưng chừng núi, đều có những quán, kiốt phục vụ khách ăn, uống, dạo chơi. Mùa du lịch leo núi đang đến gần với thành phố Vũng Tàu.
3:41 CH 0

Chùa Khỉ - điểm du lịch sinh thái lý thú

Gần đây, trong hành trình đến Long Hải, nhiều du khách không ngần ngại chọn Chùa Khỉ làm nơi dừng chân. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, điều hấp dẫn họ chính là những chú khỉ ngộ nghĩnh, được nuôi trong môi trường tự nhiên trên ngọn núi Kỳ Vân phía sau chùa.
Một vị sư ở đây cho biết: “Tên gọi đúng của chùa là Thiền viện Chơn Nguyên nhưng vì nuôi rất nhiều khỉ nên người ta quen gọi là Chùa Khỉ”. Loài vật tinh khôn này vốn sống hoang dã trên núi, sau đó được các sư cho ăn, đến khi quen hơi, chúng tìm xuống chân núi mỗi ngày. Lúc đầu chỉ vài ba chục, giờ số khỉ đã lên đến gần 200 con.
Du khách đến đây thường mang theo chuối và các loại trái cây, cho khỉ ăn rồi mới tham quan cảnh đẹp. Nổi bật giữa muôn ngàn cây lá xanh tốt, những tuyệt tác từ đá do thiên nhiên kiến tạo sẽ làm cho du khách ngạc nhiên đến thú vị. Một “rắn ngậm ngọc” biểu tượng cho sự phồn thịnh; một tảng đá lớn hình dáng như tượng đầu Phật gợi sự an lành; một tảng khác giống như một con voi khổng lồ quỳ phục; một cây bồ đề trăm tuổi, gốc và rễ len lỏi trong từng hốc đá gợi nhớ dáng cây Kơnia Tây Nguyên..., tất cả làm nên nét độc đáo của ngôi chùa mà không nơi nào có được.
Vào mùa xuân, con đường từ thị trấn Long Hải đến chùa Khỉ (cách khu căn cứ Minh Đạm, Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 2,5 km) tràn ngập hoa anh đào trắng hồng rực rỡ. Đây là một điểm sinh thái khá lý thú dù chưa được sự đầu tư và phát triển của ngành du lịch.
3:40 CH 0

Hòn bảy cạnh - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bảy cạnh có diện tích 5,5 km2, là 1 một trong 16 đảo thuộc quần đảo Côn Ðảo, cách đảo Côn Sơn 7km về phía đông nam. Với ngọn hải đăng được xây dựng cạnh từ lâu được xem như là người hoa tiêu cho các tàu qua lại ở vùng biển này. Ðến đây bạn có thể thư giãn trên bãi biển thơ mộng, khám phá những rặng san hô chỉ cách bờ vài chục mét, băng qua khu rừng đước mọc tự nhiên trên những bãi cát hoặc cùng người gác rừng, chia sẻ cảm giác hồi hộp khi chờ xem đàn vích đẻ trứng trên bãi biển vào những đêm tháng 5-6... Nếu đi theo đoàn bạn cũng có thể tổ chức cắm trại trên đảo.
Ðến Bảy Cạnh, bạn có thể đi theo đường hàng không hoặc đường thuỷ. Hiện mỗi tuần có 3 chuyến bay bằng trực thăng từ TP.Hồ Chí Minh hay Vũng Tàu đến bảy Cạnh, Côn Ðảo do Công ty Bay dịch vụ Miền Nam tổ chức (có địa chỉ bán vé tại số 1 Nguyễn Chí Thanh, Q5). Thời gian bay là một tiếng. Nếu đi bằng đường biển, tuy phải mất đến 12 giờ đồng hồ nhưng bạn lại được ngắm cảnh biển cả mênh mông. Thời gian lý tưởng nhất cho chuyến hải hành ra đảo là từ tháng 3 đến tháng 7. Tiện nghi nhất là đi tàu 09, khởi hành từ TP.Hồ Chí Minh do Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist (49 Lê Thánh Tôn) làm tổng đại lý. Nếu đi từ Cần Thơ bạn có thể liên hệ tại Khách sạn Sài Gòn-Cần Thơ (55 Phan Ðình Phùng), hoặc nếu đi từ Vũng Tàu bạn có thể đến với Ban quản lý cảng Bến Ðầm (354 Trương Công Ðịnh, F8). Ði theo tour trọn gói, bạn có thể gọi điện cho Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist với tour 4 ngày 3 đêm bằng tàu 09 giá 928.000đ/người. Theo tour này, ngoài Bảy Cạnh, bạn còn được đi thăm Bảo tàng Côn Ðảo xây dựng cách đây 125 năm, rừng quốc gia Côn Ðảo, bãi biển nguyên sơ An Hải, Ðầm Trâu... và di tích lịch sử "Ðịa ngục trần gian" nhà tù Côn Ðảo.
3:38 CH 0

Hấp dẫn Kỳ Vân - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Với lợi thế về vị trí giữa rừng và biển ở Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Khu du lịch Kỳ Vân có nhiều điểm hấp dẫn du khách. Ba tháng cuối năm 1997 và cả năm 1998, doanh thu của Khu du lịch Kỳ Vân chỉ đạt 364 nghìn USD, vậy mà chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, con số này đã lên đến 250 nghìn USD.
Mảnh đất Bà Rịa - Vũng Tàu vốn mang trong lòng nhiều huyền thoại, trong đó có huyền thoại về những khu rừng anh đào và ngọn đồi phát ra âm thanh bên bờ biển xanh Long Hải. Chuyện kể rằng trong bốn vùng đất thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mà vua Bảo Ðại đã từng chọn làm nơi nghỉ dưỡng, Long Hải là khu vực được ông thích nhất vì những âm thanh lạ thường phát ra khi đêm về trên vùng rừng hoang vu nhiều voi lắm cọp. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì đó là sự cộng hưởng nhiều loại sóng từ trường tại một vùng địa lý đặc biệt gần Ðèo Nước Ngọt, dưới chân mũi Kỳ Vân - Long Hải. Ngày nay âm thanh kỳ lạ ấy không những không mất đi mà còn có phần tăng thêm trong những ngày trời quang mây tạnh...
Khu du lịch Kỳ Vân nằm gọn trong 13 ha rừng và đất rừng, kề trục lộ 44 thị trấn Long Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km đường chim bay. Năm 1997, Công ty Du lịch Long Hải được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép liên doanh với Công ty TNHH Hoàng Cung - TP Hồ Chí Minh cải tạo khu căn cứ mà một thời vua Bảo Ðại làm nơi nghỉ dưỡng thành khu du lịch sinh thái với tên gọi Kỳ Vân. Ba tháng cuối năm 1997 và năm 1998, mặc dù vừa xây dựng vừa kinh doanh nhưng khu du lịch này vẫn thu hút được khách và mang lại nhiều lợi nhuận. Cuối năm 1998, khu du lịch này chuyển thành Công ty cổ phần với sự liên doanh tay ba: Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH Hoàng Dung, bà Anoa Dussol Perran (Việt kiều Pháp) và được gắn thêm tên giao dịch quốc tế "Anoasis Beach Resort". Bà Anoa Dussol Perran sang định cư bên Pháp từ năm lên 4 tuổi, năm 1992 bà về nước, bỏ vốn liên doanh với Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO và cho ra đời một phi đội trực thăng bốn chiếc phục vụ khách du lịch từ Pháp đến Việt Nam. Theo chỉ đạo của Anoa, tuyến đường hàng không dài 1.400 km đi qua nhiều nước được chia ra 42 điểm dừng chân để đón trả khách và tiếp thêm nhiên liệu, lương thực thực phẩm. Nhưng rồi do nhiều nguyên nhân khách quan, lượng khách du lịch đến với phi đội trực thăng này giảm dần. Sau ba năm liên doanh đã giải thể. Nhưng Anoa không nản, bà tiếp tục bỏ vốn đầu tư sang lĩnh vực du lịch. Cùng với Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH Hoàng Dung, Anoa đã bỏ 50 tỷ đồng đầu tư cho Khu du lịch Kỳ Vân... và đã thành công. Thắng lợi này đã mở ra luồng sinh khí mới cho việc xã hội hóa hoạt động du lịch và triển vọng về du lịch sinh thái ở Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn mới.
Nếu như ba tháng cuối năm 1997 và cả năm 1998, tổng doanh thu của Khu du lịch Kỳ Vân đạt 364.000 USD thì đến năm 2000 tổng doanh thu của Khu du lịch Kỳ Vân đã lên đến 500.000 USD. Trong 5 tháng đầu năm 2001 doanh thu của khu du lịch này cũng đã đạt 250.000 USD. Giám đốc Khu du lịch Hoàng Thị Phương Dung quả quyết: "Chúng tôi biết rõ lợi thế địa lý của khu du lịch nhưng không vì thế mà ỷ lại "
3:37 CH 0

Địa đạo Long Phước - Vũng Tàu

Thuộc xã Long Phước thị xã Bà Rịa là căn cứ cách mạng của tỉnh Bà Rịa Long Khánh. Năm 1948 nhằm bảo tồn lực lượng và củng cố phong trào cách mạng, đảng bộ Long Phước phát động phong trào đào hầm bí mật trong toàn xã.
Tiền thân chọn là căn hầm nhà ông Năm Hồi với chiều dài 300 mét nhờ đó tháng 10 năm 1949 lực lượng vũ trang cách mạng đã chiến thắng cuộc càn quét của giặc Pháp giữ vững xam ấp và cơ sở cách mạng.
Năm 1963 địa đạo được khôi phục và phát triển ở ấp Nam Tây chiều dài 200 mét, có cấu trúc thêm giao thông hào, ụ chiến đấu kho lương thực, kho về khu, hầm cứu thương.
Địa đạo đã trở thành thế trận vững chắc để lực lượng cách mạng bám trụ kiên cường đánh bại nhiều cuộc tấn công lấn chiếm của địch góp phần cùng quân dân cả nước giải phóng miền Nam.
Ngày 09 tháng 1 năm 1990 bộ văn hoá Thông tin - Thể thao-Du lịch đã ra quyết định số 34/HVQĐ công nhận di tích lịch sử địa đạo Long Phước. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cho trùng tu lại khu di tích địa đạo Long Phước và đón khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
3:35 CH 0

Hải Đăng Vũng Tàu

Hải Đăng Vũng Tàu nằm ở trung độ Núi Nhỏ ở độ cao 170m so với mực nước biển, báo hiệu, chỉ dẫn cho tàu thuyền qua lại và vào ra cửa Cần Giờ. Ngoài giá trị tự nó về chức năng của nghành hàng hải, Hải Đăng Vũng Tàu được xây dựng ở vị trí có thiên nhiên tươi đẹp, đưa lại sự hấp dẫn khác là tham quan và du lịch.
Hải Đăng Vũng Tàu được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1870, tức là tám năm sau khi miền Đông Nam Bộ trên danh nghĩa đã trở thành thuộc địa của Pháp. Lúc đầu quy mô xây cất đơn giản ít kiên cố, độ cao sáng kém và được xây mới từ vị trí cũ vào năm 1913.


Do được xây dựng khá sớm lại tồn tại lâu dài nên Hải Đăng vẫn giữ nguyên kiểu dáng, kỹ thuật cổ điển. Đó là một tháp tròn, sơn trắng, cao 18m (như vậy so với mực biển, ánh sáng Hải Đăng Vũng Tàu đạt độ cao 188m). Đèn ở đỉnh tháp chiếu xa 30 hải lý (tức gần 55km). Công suất của bóng đèn chỉ 500W, nhưng Hải Đăng chiếu xa nhờ cấu tạo của hệ thống lăng kính đồ sộ gồm những tấm kính ba cạnh (kiểu tam giác) bao quanh. Tán đèn có hai lỗ thủng lớn gần nhau. Hệ thống quay nhờ môtơ với tốc độ 5 vòng/phút. Do đó, đêm đêm chúng ta thấy hai luồng ánh sáng như hai đường thẳng quét tròn kế tiếp nhau trên nền trời tối sẩm.
Những người trông coi đèn biển vũng tàu cao niên cho biết, trước đây Hải Đăng Vũng Tàu quay nhờ hệ thống dây thiều, cứ ba giờ lên cót một lần.

Tháp Hải Đăng được nối liền với khu nhà ở của những người vận hành bằng một con đường hầm cong kiên cố nhưng thật đẹp. Khu nhà của những người vận hành là một kiến trúc kiểu Pháp, hai tầng, xây dựng cùng thời. Vì ở cao không đào giếng nước được, ngươi ta xây dựng hệ thống hệ thống bể chứa lớn trong mùa mưa, dự trữ đủ nước dùng trong cả năm.

Từ vị trí Hải Đăng chúng ta có thể dõi tầm mắt quan sát mọi nơi của thành phố Vũng Tàu: biển và bờ biển, trung tâm thành phố và miền duyên hải xa xa phía Kỳ Vân – Minh Đạm…

Bao quanh khu nhà vận hành và đoạn cuối đường lên Hải Đăng là vườn sứ nhiều chục năm tuổi, mát rượi, thơm ngát. Vào dịp lễ hay chủ nhật đây là điểm vui chơi dã ngoại của nhiều người.
Hải Đăng Vũng Tàu là một công trình kiến trúc kiên cố nhưng không thô. Riêng giá trị lịch sử – văn hóa lâu đời, lại tọa lạc ở một vị trí có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, đây là một trong những điểm tham quan kì thú trên Núi Nhỏ của thành phố du lịch Vũng Tàu. Hải Đăng là người bạn tin cậy và trung thành của những người đi biển, là biểu tượng của thành phố biển Vũng Tàu.
3:33 CH 0

Bạch Dinh - Di tích kiến trúc, lịch sử, văn hóa cấp quốc gia

Bạch Dinh là một dinh thự nằm bên sườn Núi Lớn của thành phố Vũng Tàu, tên tiếng Pháp trước đây là Villa Blanche.
Từ năm 1898-1916 làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm 1916 là nơi chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái.
Từ năm 1916, đây là nơi nghỉ mát thường xuyên của vua Bảo Đại
Trong thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, đây là nơi nghỉ mát của các Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà.

Dinh có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nhìn ra Bãi Trước, xung quanh là một khu rừng nhỏ với nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ. Mặt ngoài được trang trí những đường hoa văn cổ xưa vùng với những hình vẽ và những bức tượng thể hiện chân dung của các thánh thời Cổ Hi Lạp.
Toà cao 19m, dài 25m, rộng 8m, gồm 3 tầng (tầng hầm, tầng trệt, tầng lầu).
Tầng hầm dùng cho việc nấu nướng. Tầng trệt dùng làm khánh tiết. Tại đây còn bài trí những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải định năm 1921, cặp ngà voi Châu Phi dài 170cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc - Lộc - Thọ.
Tầng lầu thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi. Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về tám bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của toà nhà. Hầu hết tượng đều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Lúc bình minh hay khi chiều xế bóng, những bức tượng ký hoạ chân dung đối xứng trên nền chim công lấp lánh, trông thật tráng lệ và kỳ diệu. Với tất cả sự quyến rũ đó, Bạch Dinh không chỉ thoả mãn cho Paul Doumer mà các đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, phía trên lợp ngói đỏ tươi, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mỹ thuật. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí, tạo hình ảnh. Đôi chim công với màu xanh ngọc, điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xoè cánh múa làm cho ngôi nhà mang một dáng dấp thanh thoát. Những gương mặt phụ nữ Châu âu xinh đẹp, như các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Đôi cá chép uốn lượn như muốn hoá rồng. Hoa cúc, hoa Hướng Dương viền từng mảng quanh ngôi nhà, lấp lánh dưới ánh ban mai, vàng lên rực rỡ trong nắng chiếu càng làm cho Bạch Dinh thêm lộng lẫy.
Gây ấn tượng đặc biệt là 8 bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bao quanh 3 mặt tường chính của ngôi nhà. Các bức tượng đều làm bằng sứ men màu, nét mặt thể hiện tinh tế, sinh động. Có lẽ đây là những bức tượng chân dung về một số vị danh nhân trong lịch sử Châu âu, hơn 100 năm thử thách không bị khuất phục bởi thời gian, kiến trúc Bạch Dinh vẫn giữ nguyên tính sang trọng, hài hoà và uy nghiêm.
Để xây dinh, 800 tù nhân phải làm việc cật lực trong 10 năm. Ngày nay, đây là một địa điểm thăm quan của du khách khi đến Vũng Tàu.

Bạch Dinh được gọi là Villa Blanche theo tên con gái yêu của Paul Doumer. Nghĩa tiếng Việt của từ này lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là Bạch Dinh, tức là Biệt thự trắng. Sau đó nhiều đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi giải trí nên được gọi là Dinh toàn quyền.
Đây cũng chính là nơi giam lỏng vua Thành Thái (từ 1909-1910)

Bạch Dinh nằm ở phía nam núi Lớn, trên pháo đài Phước Thắng cổ xưa, cao gần 30m so với mực nước biển. Từ tiền sảnh Bạch Dinh nhìn xuống, du khách sẽ có cảm giác như đang ở tầng lầu của một cao ốc xây dựng trên mặt nước biển, có thể dõi tầm mắt bao quát cả trung tâm thành phố Vũng Tàu.


Cảnh biển nhìn từ Bạch Dinh

Có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ (còn gọi là cây Báng súng), dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên.


Cửa vào Bạch Dinh
Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh, bạn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc "Roma cận đại”, biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc mà bạn còn có cơ hội ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ thời nhà Thanh được vớt lên từ Hòn Cau rất có giá trị và nổi tiếng đang được bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trưng bày và giới thiệu tại đây.

Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu… đến Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm.

Bạch Dinh là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất thích đến đây để tham quan và hít thở bầu không khí trong lành của biển và chiêm ngưỡng nơi lịch sử đã đi qua...
3:31 CH 0

Vị trí địa lí Vũng Tàu

Vũng Tàu giáp Bà Rịa và huyện Long Điền, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay.

Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km. Đây là nơi người ta có thể ngắm nhìn biển Đông cả khi mặt trời mọc lẫn lúc hoàng hôn.

Bạn có thể ngắm bình minh tại bãi Sau, ngắm hoàng hôn nơi bãi Trước.




Bình minh tại bãi Sau



Hoàng hôn tại bãi Dứa



Hoàng hôn thơ mộng ở Vũng Tàu. Ảnh: Thiet Hung



Biển và Trăng

vi tri dia li vung tau, vi trí địa lí brvt, vị trí địa lí vũng tàu

3:13 CH 0

Lịch sử vùng đất Vũng Tàu

Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu.
Khoảng đầu thế kỷ XVI bán đảo Vũng Tàu có tên ghi trong nhật ký hàng hải của người bồ Đào Nha là Oporeto CIN CHAGAS VERDAREIRAS (có nghĩa là “ Năm vết thương của Chúa Cứu Thế”). Gọi như vậy bởi vì Vũng Tàu, nhìn từ ngoài khơi vào, người đi biển thấy có 5 ngọn núi, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Đó là năm ngọn núi có tên là: Kỳ Vân, Núi Dinh, Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ.

Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (mũi đất mang tên Thánh Giắc), tiếng Việt là Cap Xanh Giắc. Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: au Cap).
Hiện nay mũi đất cực nam của Vũng Tàu có tên gọi là "mũi Nghinh Phong".

Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền.

Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì "Thuyền Úc", tục danh Vũng Tàu... phía bắc ôm cửa Tắc Khái, phía nam đỡ núi Thát Sơn để che cửa Cần Giờ. Mặt vụng trông về hướng tây, rộng lớn mông mênh để thu nạp các dòng nước sông đầm chảy về biển mà làm nơi êm đềm cho thuyền bè ẩn đậu."

Vũng Tàu từng thuộc trấn, sau là tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn. Thời vua Gia Long (1761-1820), khi nạn hải tặc Mã Lai hoành hành tại vùng biển này là mối đe dọa cho các thương nhân vùng Gia Định, vua đã gửi ba đội quân đến dẹp loạn và cho phép ba tướng cầm đầu cùng quân lính ở lại mở đất. Theo sắc của vua Minh Mạng năm 1822, chính 3 ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền thuộc ba đội binh (Tam Thoàn) đã thành lập ba làng đầu tiên: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam.

Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh.